- Công thức tính trở chung:

- Tuy nhiên, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng về độ sáng của Biển LED, ta có thể tăng, hoặc giảm giá trị Điện Trở R.
- Ví dụ: Đối với LED màu TRẮNG, XANH LÁ CÂY, XANH DƯƠNG (XANH CÔ BAN)
- Thông số kỹ thuật: VF = 3.0 -3.4 V, IF=15-25mA
- Nguồn điện cung cấp là Nguồn Unguon = 12V
- Chọn Hiệu điện thế trung bình của 3 loại bóng trên là: Uled = 3V
- Cường độ dòng điện qua led, ví dụ chọn I = 15mA = 0.015A
- Mắc nối tiếp 3 bóng với 1 con trở
- Ta có công thức tính trở là:
- Để LED sáng đẹp, thường chọn cường độ dòng điện qua led I = 20mA = 0.02A, ta tính được R = 120 Ohm.
A. Cách đấu trở hạn dòng cho LED có điện áp từ 3,0 - 3,4V. (Bóng Trắng, Xanh lá, Xanh Dương)
- Trở càng lớn thì thì dòng qua trở lớn sẽ làm cho LED sáng yếu không đẹp, cần tính toán vừa đủ để LED sáng đẹp và bền:
- Led đỏ: 1.63 < ΔV < 2.03 VDC. Dòng là 10mA
- Led Trắng: Điện áp hoạt động 3,3 VDC. Dòng là 10mA.
- Led Vàng: 2.10 <Δ V<2,18. Dòng là 10mA.
- Led Xanh Dương: 2.48 <Δ V<3,7. Dòng 10mA.
- Led Xanh Lá: 1.9 <Δ V<4,0. Dòng 10mA.
- Led Tím: 2.76 <Δ V<4,0. Dòng 10mA.
1. Đấu 3 bóng nối tiếp và dùng trở hạn dòng
- Giá trị lớn R1 = 12V-(Uled*3)/I dòng của LED.
- Do 3 bóng là cùng loại nên I tổng = I1 = I2 = I3 .
- Nếu mạch chỉ có thiếu 1 LED thì ta thêm 1 điện trở R2 nối tiếp với R1:
- Giá trị R2 = Uled/Iled
- Uled, Iled là giá trị ghi trên LED.
- Nếu thiếu 2 LED thì R2=2xUled/Iled đấu vào bảng điều khiển.
2. Đấu song song nhiều nhánh nối tiếp: (Kết hợp song song và nối tiếp)
- Cách đấu này rất tiện lợi, chúng ta chỉ cần 1 trở công suất thay vì mỗi 1 nhánh lại thêm 1 điện trở.
- Ở nhánh nào thiếu LED thì ta lại thêm giá trị điện trở như đấu nối tiếp 3 LED: Do dùng chung 1 loại LED, nên khi đấu 3 nhánh song song thì giá trị của điện trở giảm đi 1/3 (Đấu N nhánh thì điện trở Rtổng = R1nhánh/Nnhánh). VD đấu nhánh 3 LED nối tiếp thì cần R hạn dòng là 220Ω. Đấu N nhánh song song với nhau thìgiá trị R=220Ω/Nnhánh.
- Công suất trở Nnhánh: P = Nnhánh(12V-3*U1led )*I1led .
- Nếu số nhánh nhiều quá sẽ tạo ra Công suất của trở sẽ cao (Tầm trên 10Watt thì chúng ta sẽ phải đấu // 1 con trở giá trị công suất nữa.
- Đấu song song cùng giá trị thì: Rtổng = R1/2 = R2/2 = Rn/n.
- I tổng = I1 + I2 + In.
- Đấu nối tiếp cùng giá trị thì: Itổng = I1/2 = I2/2 = In/n.
- R tổng = R1 + R2 + Rn.
- Dòng của nguồn cần chọn là : I nguồn = n.I nhánh (n: số nhánh đấu 3 hoặc 5, I của 1 LED (vì các led giông nhau)
Các sự cố thường gặp với mạch điều khiển LED:
- Nếu số LED bạn cần đấu lớn hơn giới hạn của 1 Kênh( bạn phải tính theo hướng dẫn cách đấu điện trở vào mạch), bạn có thể sử dụng 2 kênh thành 1 kênh hoặc đấu thêm 1 con TIP song song ( Trường hợp này rất ít, vì 1 chữ rất lớn).
- Điện áp đầu vào của mạch không được vượt quá 24V cho cả xoay chiều và 1 chiều. Không thì mạch sẽ bị cháy nổ.
- Đèn báo hiệu điện áp không vào kiểm tra xem IC ổn áp hoặc nguồn vào.
- Chíp đang chạy mà dừng, kiểm tra xem thạch anh hoặc test lại chíp.
- Những LED hiển thị số kênh ra không sáng: kiểm tra LED vẫn sáng thì chết TÍP.
- Nếu đấu mạch vào biển LED thấy hiện tượng không chạy hay sụt áp thì kiểm tra lại biển LED xem đấu chạm ở đâu.
Đăng nhận xét